TỔ CHỨC TẾT TRUNG THU CHO THIẾU NHI

Tổ chức trung thu là hoạt động không thể thiếu dành cho thiếu nhi vào trung tuần tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây không chỉ là dịp người lớn thể hiện sự quan tâm tới con trẻ mà còn là sân chơi để các em nhỏ có cơ hội tìm hiểu về phong tục truyền thống của dân tộc. Các bé có thể giao lưu, kết bạn với nhiều bạn mới, được học thêm nhiều điều bổ ích.

Đối tượng tham dự chương trình Trung thu

Chương trình Trung thu thường được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương bởi đối tượng tham dự chính là trẻ em và không thể thiếu được các bậc phụ huynh, người thân của các bé vì trẻ em thường đi cùng với gia đình của mình. Do vậy, kế hoạch tiếp đón trong lễ Trung thể hiện sự trang trọng và gần gũi.

Địa điểm tổ chức chương trình Trung thu

Đối với những đơn vị đã cố định điểm tổ chức lễ Trung thu thì vấn đề về địa điểm tổ chức không cần phải lưu tâm quá nhiều. Tuy nhiên, đối với các đơn vị đang loay hoay chọn địa điểm tổ chức sao cho phù hợp với chương trình thì đây là cũng khâu cần lựa chọn kĩ càng. Khi lựa chọn địa điểm thông thường, cá nhân, tổ chức sẽ phải lưu ý những điểm sau:

  • Những rủi ro về thời tiết, mưa, nắng
  • Địa điểm tổ chức phải phù hợp với sức chứa số lượng người tham gia
  • Ưu tiên các vị trí dễ tìm, thuận tiện giao thông đi lại
  • Nơi đảm bảo an ninh, an toàn cho con người và tài sản.

Chương trình tổ chức Tết Trung Thu cho bé

Cách 1:

  • Mở đầu: Màn múa lân sôi động
  • Giới thiệu: Chương trình và khách mời
  • Các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các em thiếu nhi và các phụ huynh
  • Phá cỗ, rước đèn ông sao
  • Trao quà cho các cháu thiếu nhi

Cách 2:

  • Gặp chị Hằng, chú Cuội, nghe kể sự tích về Trung Thu
  • Biểu diễn văn nghệ
  • Chơi các trò chơi tập thể (Lựa chọn những trò chơi post ở phần bên dưới bài)
  • Trao quà cho các cháu thiếu nhi
  • Thả đèn trời
  • Phá cỗ, rước đèn ông sao

Các hoạt động tổ chức Trung thu cho bé

1. Lễ hội hóa trang

Chuẩn bị những bộ đồ cho bé hóa trang thành nhân vật cổ tích mình yêu thích, bé gái hóa trang thành chị Hằng, thỏ ngọc, công chú… Còn bé trai hóa trang thành chú Cuội, siêu nhân, người nhện…

2. Làm bánh Trung thu

Tổ chức một trò chơi cho mỗi bé được tự làm chiếc bánh Trung thu của riêng mình và tổ chức chấm giải hoặc cho các bé cùng nhau làm một chiếc bánh Trung thu khổng lồ cũng cực kỳ vui nhé.

3. Truy tìm báu vật

Nếu khu vực bạn ở có diện tích rộng thì tổ chức trò chơi truy tìm báu vật để các bé tham gia. Chia các bé thành các nhóm, mỗi nhóm đều phải có người hướng dẫn, lên kế hoạch tổ chức một chuỗi các trò chơi, mỗi trò chơi lại ẩn chứa một thông điệp mà sau khi chinh phục được toàn bộ các trò chơi, các bé có thể xâu chuỗi những thông điệp đó để tạo thành một thông điệp chung, cũng chính là chìa khóa để mở ra kho báu.

Kho báu ở đây có thể là một chiếc hộp chứa đầy bánh kẹo, đồ chơi bên trong. Lưu ý là số lượng bánh kẹo, đồ chơi phải đủ nhiều để bé nào cũng có phần nhé.

4. Tập làm lồng đèn

Cùng bé tạo ra những chiếc lồng đèn thật đẹp, có thể làm lồng đèn Trung thu bằng giấy truyền thống, sau đó xem bé nào làm đèn đẹp hơn, nhanh hơn hoặc cho các bé cùng nhau làm một chiếc đèn lồng thật to, sau đó dùng chính những sản phẩm này để tham gia lễ rước đèn.

5. Thi múa hát, diễn kịch

Cho các bé thi hát, múa, diễn kịch các bài liên quan đến ngày lễ Trung thu như:

  • Bài hát về Trung thu: Chiếc đèn ông sao, Rước đèn tháng 8, Gọi trăng là gì, Vầng trăng cổ tích…
  • Màn múa hát về Trung thu: Ơi ánh trăng vàng, Em đi xem hội trăng Rằm, múa Lân…
  • Kịch kể lại sự tích Tết Trung thu…

6. Chơi ghép hình

Tổ chức các trò chơi ghép hình, có thể chia các bé thành những nhóm nhỏ, phân chia không gian cho các nhóm, sử dụng đạo cụ là các tấm bảng và các mảnh ghép để các bé dán lại tạo thành một hình có ý nghĩa liên quan đến Trung thu.

7. Làm nhà từ bánh kẹo, mô hình lắp ghép

Tổ chức cho các bé làm ngôi nhà mơ ước của mình, nhằm gia tăng khả năng sáng tạo của bé. Vật liệu được sử dụng có thể mô hình lắp ghép hoặc chính bánh kẹo cho tiệc Trung thu để ghép thành những ngôi nhà, công viên…

8. Thám hiểm mặt trăng

Tổ chức trò chơi thám hiểm mặt trăng cho các bé khám phá, chẳng hạn như ngọn núi thấp lè tè bằng bông, những căn nhà bay lơ lửng, những chiếc cây mọc ngược… để dẫn dắt các bé đến với những điều khác hoàn toàn so với thực tại, nhằm gợi mở trí tưởng tượng cho các bé. Sau chuyến thám hiểm, hãy cho từng bé đứng lên phát biểu cảm nghĩ về những điều mình đã khám phá ra và trao giải.

9. Tham quan làng nghề

Cùng nhau tổ chức Team Building, dã ngoại, cắm trại cho các bé, khéo léo kết hợp các trò chơi nhằm phát huy khả năng sáng tạo, óc tìm tòi, khám phá của các bé. Có thể cho các bé đi tham quan các làng nghề truyền thống như làng nghề làm trống, làm quạt, làm lồng đèn, làm tranh…

10. Hội chợ dân gian

Có thể tổ chức một hội chợ dân gian với các món ăn, trò chơi truyền thống. Tái hiện lại cảnh rước đèn, phá cỗ ngày xưa, cảnh làm đèn Trung thu, làm tò he…

HOA SƠN CAMP – Tổ chức sự kiện Trung thu chuyên nghiệp

Đến với HOA SƠN CAMP, bạn sẽ được tư vấn những kịch bản phù hợp, xây dựng những chương trình có tính thực tiễn cao.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị tổ chức trung thu trọn gói giá rẻ nhưng còn đang băn khoăn đến mức chi phí đầu tư sự kiện thì hãy liên hệ ngay với HOA SƠN CAMP để được giải đáp, tư vấn cụ thể cho bạn. Chúng tôi luôn đồng hành và mang đến sự kiện trung thu thật ý nghĩa cho các bé trong lễ hội trung thu.

Copyright @ 2023 [Hoa Sơn Camp] được thiết kế bởi Tâm Phát